Với sự bùng nổ của các mạng xã hội, xu hướng tiếp thị trực tuyến đang dần thay đổi từ tiếp thị hiển thị đơn thuần sang các hình thức có khả năng tương tác với khách hàng nhiều hơn.
Trong hai năm gần đây tiếp thị trực tuyến ( marketing online ) phát triển nở rộ ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhận thức được đây là một kênh marketing mới và có nhiều ưu điểm so với marketing truyền thống, ngân sách và nhân sự đầu tư cho tiếp thị trực tuyến của các doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có được một chiến lược bài bản để khai thác thế mạnh của online marketing. Nhiều công ty dành khoản ngân sách tốn kém để thiết kế website nhưng không biết website của mình có bao nhiêu người truy cập, website mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty như thế nào, hay có công ty chỉ đăng một banner quảng cáo đắt đỏ trên báo điện tử nhưng lại không biết banner đó mang về cho công ty bao nhiêu khách hàng, bao nhiêu người truy cập website…
Những lưu ý để chọn được chiến lược marketing trực tuyến hợp lý:
- Hãy phát triển một hệ thống những giải pháp marketing hợp lý mà bạn thích và có khả năng tiến hành tốt đẹp.
- Hãy bám lấy một vài chiến lược nhất định để bạn có thể là chuyên gia với những chiến lược đó.
- Hãy thử hầu hết mọi thứ, bao gồm những phương pháp mới nhất dường như có vẻ có tiềm năng, nhưng đừng từ bỏ những phương pháp đã được thử nghiệm vẫn đang có hiệu quả.
- Nếu bạn tìm ra những giải pháp marketing mà bạn thích và có thể sử dụng hiệu quả, hãy thêm chúng vào chiến lược marketing dài hạn của bạn và sử dụng liên tục đến khi bạn thật sự thành thạo.
Hãy đi theo những bước này, kiên nhẫn và tập trung, bạn sẽ thành công trong việc tìm ra con đường chiến lược vượt qua khu rừng rậm marketing trực tuyến.
Chiến lược marketing online cần chú ý những vấn đề gì?
Dưới đây là một vài câu hỏi đặt ra cho chủ doanh nghiệp trước khi bắt đầu một kế hoạch marketing online:
1. Tôi sẽ thu hút lưu lượng truy cập vào website từ nguồn nào?
2. Làm sao để khách truy cập trở thành khách hàng thực sự?
3. Tôi có cần một blog không?
4. Tôi có cần một hệ thống quản trị nội dung?
5. Truyền thông mạng xã hội là gì?
6. Làm sao website của tôi xuất hiện ở trang nhất Google?
7. Tôi nên quảng cáo website của tôi ở đâu?
8. Tôi cần gửi những gì trong email marketing?
9. Làm thế nào để tôi xây dựng được một thương hiệu tốt?
Với mỗi câu hỏi này, có rất nhiều cách trả lời khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bạn hãy cố gắng nghiền ngẫm và ít nhất là trả lời một cách đầy đủ các câu hỏi đó, xây dựng cho mình một kế hoạch hành động cụ thể trước khi quyết định công việc kinh doanh online của mình?
Tất cả những vấn đề trên sẽ tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong việc kinh doanh trên internet.
Quy trình xây dựng chiến lược Online Marketing tổng thể của doanh nghiệp:
- Phân tích (hiện trạng, thị trường, đối thủ cạnh tranh…)
- Lập chiến lược, mục tiêu truyền thông
- Định vị sản phẩm, dịch vụ
- Xây dựng thông điệp truyền thông
- Xây dựng website, microsite, trang thông tin trực tuyến
- Lựa chọn các kênh của Online Marketing để triển khai chiến lược
- Marketing qua công cụ tìm kiếm (SEM): SEO, PPC
- Marketing trên các trang danh bạ, cổng thông tin, trang đánh giá dịch vụ sản phẩm…
- Email Marketing: xây dựng database, thiết kế thông điệp, gửi thông điệp và đánh giá hiệu quả
- Marketing qua mạng xã hội: Xây dựng các trang blog, diễn đàn, Facebook Fanpage, Youtube Channel…
- PR Online: Sử dụng hình thức PR trực tiếp và gián tiếp thông qua các thông cáo báo chí, bài viết PR…
- Quảng cáo trực tuyến, quảng cáo hiển thị, xây dựng mạng liên kết
- Quảng cáo tin nhắn SMS
8. Đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch, bao gồm các KPI đánh giá mức độ thành công của chiến lược
Từ sơ đồ trên có thể thấy quá trình xây dựng website của doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược Online Marketing. Tuy nhiên để xây dựng được 1 website tốt cần hoàn thiện các khâu chuẩn bị như Phân tích, Định vị, và chuẩn bị Nội dung. Một số tiêu chí đánh giá website tốt và tối ưu:
- Nội dung phong phú, độc đáo (rich & unique)
- Ngôn ngữ lập trình theo chuẩn, cấu trúc logic, đơn giản, rõ ràng
- Thiết kế thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm
- Mang dấu ấn theo nhận diện của thương hiệu
- Thời gian khách hàng ở lại website và số trang được mở
- Tỷ lệ người truy cập mới, tỷ lệ thoát trang (bounce rate…)
- Tỷ lệ chuyển đổi cao (conversion rate)
0 comments:
Post a Comment